Cuộc thi VIẾT CHO NGƯỜI TÔI YÊU “Đi để trở về!” – Tác giả: Thúy Dung


Tiếng còi xe cứu thương liên tục hụ lên giữa làn mưa tầm tã của ngày hè tháng 4 mang theo bố rời khỏi đám đông lộn xộn, hỗn loạn. Nó nào có ngờ, mới chỉ cách đó 30 phút, bố còn tươi cười rạng rỡ đưa nó đến nhà thầy Dũng học, mà giờ đây nụ cười rạng rỡ ấy đã tắt ngấm trên khuôn mặt đầy máu đang được đưa đến bệnh viện; để lại chiếc xe móp mép, méo mó nằm chỏng queo bên lề đường…

Kì thi học sinh giỏi Hóa cấp tỉnh đã cận kề, đội tuyển chúng nó đứa nào cũng tất bật ôn luyện chuẩn bị cho kì thi cam go này. Cả tuần nay, bố đảm nhiệm vai trò vệ sĩ hộ tống nó đến nhà thầy Dũng học. Cứ ăn tối xong, bố lại lôi con xe kích Simson huyền thoại ra, gồng lưng lên đạp; sau một hồi đạp mướt mồ hôi, con ngựa sắt cũ kỹ mới chịu cựa mình và rên rỉ, tiếng kêu bạch bạch nghe đến buồn cười. Nhưng nó đã yêu cái tiếng bạch bạch dị thường ấy nhiều lắm! Ngồi sau lưng bố, nó thấy bình yên và ấm áp đến lạ kì. Rồi đến 9h tối, bố lại cưỡi con ngựa sắt ấy đến đón Công chúa của mình về nhà.

Nhưng hôm nay thì khác, 19h00 khi nó còn đang say sưa với những phản ứng hóa học, bỗng chú Vinh xuất hiện trước của nhà thầy, hớt hải, cuống cuồng. Chú báo tin bố nó bị tai nạn xe máy, nguy cấp lắm và đón nó về nhà ngay. Khi đó mẹ mới sinh em Phương được 20 ngày. Đầu óc nó bỗng quay cuồng, mọi thứ dường như đang vỡ vụn dưới chân, nó không dám tin vào đôi tai của mình. Con tim nó đau, đau lắm, và nó muốn khóc nhưng không một giọt nước mắt nào rơi ra, dường như có một cái gì đó nặng nề, buốt nhói đang chẹn trong tim nó, trong cổ họng nó, làm nó bị tê cứng lại, không thể tự điều khiển được mình. Sau vài giây lấy lại bình tĩnh, nó luống cuống thu dọn sách vở theo chú Vinh đón về nhà.

Bố đã được người ta đưa vào bệnh viện, các chú đang chuẩn bị lên viện với bố. Mẹ thì đang bế em Phương mà nức nở trong buồng. Bà nội và mọi người vây quanh an ủi. Đêm đó là đêm lạnh lẽo và u ám nhất trong cuộc đời nó. Một đêm dài lê thê! Suốt cả đêm mọi người cứ đi ra đi vô đợi có ai đó từ bệnh viện báo tin về. Chẳng ai chịu nói một lời nhưng dường như có một nỗi sợ hãi vô hình đang đặc quánh trong không khí, bóp nghẹt trái tim từng người…

Nó suy sụp, đau đớn! Thế giới của nó bỗng như nhỏ lại, toàn một màu đen dày đặc, sâu thăm thẳm. Giả như… Chỉ là giả như  bố không thể vượt qua được. Giả như bố không còn sống trên cuộc đời này với chúng nó, thì gia đình nó sẽ thế nào nhỉ? Một mình mẹ phải làm sao để nuôi 4 chị em nó ăn học? Nó sẽ làm sao khi không còn bố che chở, bảo vệ? Nó day dứt trong niềm đau và sự bối rối mà không còn tâm trạng nào cho kì thi nữa. Nhưng mẹ đã không cho phép nó mất tinh thần như thế. Mẹ đã an ủi và động viên nó rất nhiều trong những ngày đen tối này. Nó biết, mẹ còn đau hơn nó, bố là chỗ dựa duy nhất cuộc đời của mẹ, bố đi rồi, mẹ biết dựa vào đâu?! Vậy mà mẹ vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ mà động viên nó không được bỏ cuộc trong cuộc thi quan trọng này.

Kết quả hình ảnh cho Nhớ bố

Không thể để mẹ lo lắng thêm, nó lấy lại tinh thần, chăm chỉ ôn luyện chuẩn bị cho kì thi. Những buổi tối sau đó, nó tự đi xe đạp đến nhà thầy. Đi một mình rồi nó chợt nhận ra con đường 5km ấy sao mà dài thế!? Lạnh lẽo và đáng sợ nữa! Nó không còn học hết buổi học cùng các bạn nữa, cứ đến 8h là nó thu dọn sách vở về, kẻo về muộn quá đường vắng, nó sợ.

Kì thi cũng qua. Nó được giải nhì. Thầy cô và bạn bè chúc mừng nó. Nhưng lòng nó không thấy vui, có một nỗi trống trải không thể phủ lấp được. Nó muốn dành giải ấy cho một người đặc biệt nhất, nhưng giờ đây người ấy không thể nhận nữa rồi. Mấy lần vào thăm bố, nhìn bố miên man trên giường bệnh mà lòng nó buồn vô tận, nó kể cho bố nghe về những ngày vắng bố nó tự đi học, về kết quả thi của nó nhưng bố chẳng trả lời, chẳng chúc mừng nó một câu. Một mảnh mũ bảo hiểm bị vỡ ra và ghim vào não bố. Bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra nhưng bố vẫn mê man suốt 2 tuần sau đó. Sau đó, như một phép màu, bố có tỉnh, nhưng bố bị mất trí nhớ một phần. Những mảng kí ức trong bố như bức tường loang lổ, nhập nhòe vết trắng vết đen. Có lần mẹ vào thăm, bố ngạc nhiên hỏi “Ô, mẹ mày sinh rồi à? Thằng cu hay con thẽm thế?” hay có khi bố lại nhắc “mẹ mày về nhắc con Hường cho gà ăn nhé. Đừng để gà vào chuồng mà đói”. Mỗi lần vậy mẹ chỉ biết cười và gật đầu, nhưng khi về nhà mẹ lại khóc hoài. Nhìn mẹ mà nước mắt nó cứ rơi, nó không biết phải làm gì nữa?! Nó vẫn ở nhà chăm sóc mẹ và các em, còn các chú các bác thay phiên nhau vào thăm bố. Sau 3 tháng trong viện bố về nhà.

Năm tháng dần qua trí nhớ bố dần hồi phục, nhưng tính cách của bố thì thay đổi nhiều. Bố ngày một nóng tính hơn, hay cáu bẳn, chửi bới. Hình như mẹ sinh em Phương làm bố buồn?! 3 chị em nó đều là con gái cả, trong xóm vẫn cứ hay trêu bố mẹ nó là đẻ một đàn vịt giời, sau này nó bay hết. Hẳn bố đã mong chờ mẹ nó lần này sinh cho bố một đứa con trai?! Bố cũng uống rượu nhiều hơn. Mà các ông ở trong xóm nó thì cứ thích rượu. Có dịp gì cũng lôi rượu ra uống, tỉ tê tối ngày. Nó ghét lắm! Ngày trước bố ít tham gia mấy vụ nhậu nhẹt nó còn đỡ ghét chứ giờ bố cứ uống suốt ngày, bạn bè suốt ngày, chẳng chịu đỡ mẹ công việc nhà là nó ghét rượu lắm. Nó ghét cả những người hay đến nhà nó uống rượu nữa. Nó đã nhiều lần ngồi xuống và tâm sự với bố, về những thay đổi của bố, và không khí gia đình đã khác nhiều từ khi bố uống rượu nhưng bố đều không để tai, nhiều lần căng thẳng quá, nó đã chỉ trích và cãi lại bố.

Gia đình nó từng là một tổ uyên ương hạnh phúc, trong làng ai cũng ngưỡng mộ. Cả bố nó và mẹ nó không hề biết nhau từ trước, là 2 bên ông bà sắp đặt mà nên duyên vợ chồng. Nhưng từ khi về chung sống, tình yêu đã triển nở và ngày một đậm sâu. Bố nó-một người đàn ông chăm chỉ, chịu thương chịu khó, luôn hi sinh cho vợ con. Mẹ nó-một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, cũng luôn hi sinh cho chồng con. Chị em nó đã từng hạnh phúc vô cùng trong tổ ấm yêu thương ấy. Chúng nó luôn tự hào về mẹ và bố. Mẹ nó cũng tự hào và yêu bố nhiều lắm. Nhiều lần về thăm ngoại mà bố bận việc không đi được, mẹ cũng chẳng muốn đi, đợi hôm khác đi cùng bố. Thế mà giờ đây bố đã thay đổi nhiều vậy rồi?! Mỗi lần nó và bố có to tiếng là nó buồn lắm, nó lại chạy ra góc nào đó và khóc một mình. Những khi ấy nó lại nhớ và thèm được như những ngày xưa của tuổi thơ bên bố. Những ngày xa xưa ấy-những ngày tháng thật đẹp, đầy ắp tiếng cười và tình yêu, sẽ luôn là miền kí ức cho nó tìm về để lấy thêm tình yêu và sức mạnh mỗi khi mỏi mệt trong cuộc sống.

Kết quả hình ảnh cho Nhớ bố

3 năm sau đó nó đi học ở trường chuyên của tỉnh, nó ở trọ mà không về nhà, cứ cuối tuần nó mới về. Nó ít dịp nói chuyện với bố hơn. Lại qua 4 năm đi học đại học ở dưới Hà Nội thì càng ít hơn nữa. Cứ 1 đến 2 tháng nó mới về. Khoảng cách giữa nó và bố ngày càng xa. Những cuộc nói chuyện của nó với bố chỉ toàn căng thẳng và kết thúc trong sự phẫn nộ của bố. Càng lớn nó càng hiểu những nỗi buồn đang đè nén trong tim mẹ, nó không muốn nhìn thấy mẹ buồn vì bố nhiều hơn. Mà bố thì càng ngày càng rượu chè nhiều và đối xử với mẹ tệ hơn. Bố không còn làm đỡ mẹ nữa. Thi thoảng bố có đỡ mẹ nhưng bố lại hay cằn nhằn và mắng nhiếc khi mẹ không vừa ý bố. Mọi việc nhà cửa, đồng áng, buôn bán một mình mẹ cứ tất bật. Bố mẹ cãi nhau nhiều hơn, nhiều lần bố còn đánh mẹ. Nó vẫn cố nín nhịn và tự bao biện cho bố, nhưng nó không thể phủ nhận cảm giác khinh bỉ và ghê tởm bố đang ngày một đâm sâu trong trái tim đã dành quá nhiều tình yêu cho bố.

Nó vẫn cố gắng nói chuyện tâm sự với bố khi có thể để mong hàn gắn những vết nứt đó, cho đến khi nó thấy bố đánh mẹ trong một lần cãi vã to tiếng và như quả bom hẹn giờ đã bị châm ngòi, nó không thể kiềm chế được nữa…

Con không thể chấp nhận được thái độ đấy của bố. Sao bố có thể đánh mẹ cơ chứ? Những câu nói đê hèn bố dùng sỉ vả mẹ vẫn chưa đủ sao?

Bốp!!! Má nó lãnh đủ một bàn tay đầy lửa giận của bố.

Mày dám nói với bố mày thế à? Tao không phải con mày, cũng không có nghĩa vụ phải báo cáo với mày điều gì hết.

Sao bố lại kì cục và ích kỷ như thế? Bố có biết mẹ con con đã phải khổ vì bố như thế nào không?

À, mày giỏi rồi. Tao vất vả nuôi mày ăn học để giờ mày khôn hơn tao rồi. Mày phải dạy tao cách đối xử với vợ con đúng không?

Cố nén cơn giận đang trào lên trong con tim đã đầy ắp sự đau đớn cùng sự khinh bỉ, nó cố lấy giọng nhẹ nhàng giải thích:

– Con không dạy bố! Con đang nói cho bố biết nỗi lòng của con. Vì con yêu bố nên con mới muốn bố hiểu. Tại sao bố không hiểu cho con cơ chứ?

– Giờ tao không đủ khôn để hiểu mày nữa rồi.

-Bố à, con yêu bố và con cũng yêu mẹ. Hai người đã sinh ra con, đã nuôi dạy con khôn lớn. Làm sao con có thể dạy đời cho bố. Nhưng bố cứ để hết mọi công việc cho mẹ làm, lại đánh đập, chửi bới mẹ như thế chị em con buồn lắm! Nhiều lần con đã chẳng muốn về nhà vì không muốn nhìn thấy những cảnh tượng đó bố biết không?

– Nếu mày đã không muốn về thì cứ cút đi! Đừng bao giờ về cái nhà này nữa! Tao cũng không muốn nhìn thấy mày nữa…

Cổ họng nó nghẹn ứ, mọi cố gắng giãi bày cho bố hiểu bỗng tiêu tan. Bố! Tại sao bố lại đuổi nó ra khỏi nhà? Bố hết thương nó rồi sao? Dù  là trong cơn tức giận nhưng lời nói đó của bố đã là dao nhọn đâm vào tim nó. Bố ơi! Sao bố thay đổi nhiều quá. Bố không còn là bố của con ngày xưa ư? Nó cố kìm nén nhưng những giọt nước mắt không chịu vâng lời cứ chực tuôn trào. Nó vội đứng phắt dậy, chạy ra vườn, và úp mặt khóc một mình.

Tối. Nó nằm bẹp trên gác một mình. Mẹ gọi xuống ăn cơm, nó nói dối là mệt sẽ ăn sau. Nó không muốn đem bộ mặt này xuống dự bữa cơm gia đình. Và tận sâu trong lòng nó, nó giận bố, nó không muốn nhìn thấy bố. Nó đã chuẩn bị hành lí xuống Hà Nội sớm hơn dự kiến, sáng mai nó đi luôn, không báo cho bố mẹ nữa. Nó muốn bố phải hối hận vì những lời nói quá quắt vừa rồi. Mẹ nó dường như đọc được suy nghĩ của nó, nhưng bà cũng hiểu giờ bà có nói gì cũng không thắng được cơn giận đang bừng bừng cháy trong lòng nó. Trước khi đi ngủ, mẹ đem ít bánh trái lên gác cho nó ăn kẻo đói. Bà không nói gì, chỉ im lặng nhìn nó một lúc, rồi bà đi xuống.

Kết quả hình ảnh cho Nhớ bố

Sau cái lần ấy, nó giận bố vô cùng. Trước đó nó càng yêu bố bao nhiêu thì giờ nó càng hận bố bấy nhiêu. Nó đã tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ về ngôi nhà đó nữa. Nơi đó không còn là tổ ấm của nó, vả chăng nó có muốn về thì cũng đâu được đón nhận đâu. Nó cứ ở lì dưới Hà Nội không về. Nhiều lần mẹ cũng gọi điện hỏi thăm, hỏi nó bao giờ về. Nó cứ lảng tránh câu trả lời với lí do dạo này công việc bận lắm, nó chưa về được. Cũng đôi khi nghĩ cảnh bố mẹ già cô đơn ở nhà, nó áy náy, nhưng cứ nghĩ lại lời bố đuổi nó ra khỏi nhà lòng nó lại bừng bừng lửa giận, mọi nỗi áy náy tiêu tan hết. Rồi công việc bận rộn choán hết thời gian, nó cũng dần vui với các mối quan hệ mới và ít khi nghĩ về bố mẹ.

Một ngày hè tháng 7 mưa bất chợt. Trời vừa nắng gay gắt rồi lại mưa ào ào. Bão về! Từ nơi làm nó vội vã mặc áo mưa phi về nhà trọ. Lòng nó hôm nay cứ nao nao đến lạ, có một cảm giác bất an mơ hồ. Cảm giác này quen lắm, giống hệt hôm bố nó bị tai nạn mà chú Vinh lên lớp đón nó về. Nó linh cảm có chuyện gì đó không tốt. Băng qua dòng xe cộ chật cứng, nó lách vào một ngõ nhỏ, quanh co để về cho nhanh. Về đến nhà, chẳng kịp cởi áo mưa, vội lấy chiếc điện thoại ra nó gọi cho mẹ. Một hồi chuông dài, rồi có người bắt máy:

Mẹ à.

Không, thím Thủy đây. Mẹ mày vừa đưa bố mày lên bệnh viện rồi, mà quên mang điện thoại. Thím đang chuẩn bị đồ để lát cũng lên viện đây.

Tim nó đập thình thịch.

Bố cháu bị làm sao hả thím?

Khổ, cứ rượu chè nhiều. Bố mày vừa say rượu, nôn ra máu sợ lắm.

Nôn ra máu cơ ạ? Vậy thím lên viện với mẹ cháu đi. Có gì thím gọi điện cho cháu biết nhé. Cháu sẽ bắt xe về luôn ạ.-Nó cố tỏ vẻ bình tĩnh.

Tắt máy, nó rơi phịch xuống giường. Gì nhỉ? Nó vừa nghe tin bố thì phải? Bố uống rượu đến nôn ra máu? Có phải bố sắp chết? Có phải nó sẽ không bao giờ được nhìn thấy bố nữa? Tại sao? Tại sao bố lại uống rượu đến nông nỗi thế chứ? Bố mê rượu ư? Không, bố không bao giờ mê rượu đến mức ấy cả. Hay tại bố buồn mà tìm rượu quên sầu? Bố buồn, chẳng phải là bố buồn vì nó ư? Nó đã cố không về để bố phải áy náy ân hận còn gì? Chẳng phải bố đã buồn đến nỗi uống rượu nôn ra máu ư? Nó đạt được mục đích rồi còn gì? Sao nó không cười hả hê đi? Cảm giác hụt hẫng và trống trải này là sao?

Cả đêm trên tàu nó thức trắng và khóc! Những giọt nước mắt giận, thương và cả sự ăn năn thống hối. Những kỉ niệm về bố cứ ùa về trong tâm trí nó như dòng sông mùa lũ. Nó nhớ bố! Nhớ ngày nào bố hay đi giao hàng, mấy chị em nó đứa nào cũng háo hức chờ bố về, kiểu gì cũng sẽ có mấy cái kẹo, cái bánh hay là một bữa thịt chó thơm ngon. Nó nhớ, bố hay chở chị em nó trên chiếc xe Simson cũ kỹ, cứ phát tiếng bạch bạch kì dị mà vi vu ngao du khắp xóm, một đứa ngồi ở bình xe, ba đứa ngồi xít xịt phía sau; chị em chúng nó cứ phá lên cười sung sướng. Nhớ lần bố kiếm được vài cái bắp chuối, đích thân bố vào bếp cắt cắt, thái thái, rồi nộm, hôm đó chúng nó được một bữa ăn cực ngon, cực lạ, no nê luôn. Hay cả những chiều bố kéo cái xe bò lên đồi lấy sắn, bố cứ như lực sĩ, đâm từng nhát xè beng sâu hoắm xuống lòng đất, cậy cho khóm sắn trồi lên. Còn mẹ và 4 chị em chúng nó túm vào kéo thân cây lên nhẹ bẫng. Bố cứ vừa làm vừa kể chuyện lại dạy chị em nó đủ điều, khi thì những câu chuyện thời chiến tranh thật oanh liệt, khi là những kiến thức về cây cỏ, về con vật hay cả đạo làm người. Ôi! Những tháng ngày hạnh phúc bố đã viết trên cuộc đời nó.

Nó cũng nhớ, ngày nó biết được giải nhất cuộc thi học sinh giỏi Hóa cấp huyện. Bố đang đi làm xa ở Việt Trì cũng về để chúc mừng nó. Quà của bố là một bữa thịt thỏ bố tự làm cho cả nhà ăn mừng, và một quả ổi to vật vã dành riêng cho nó. Nó hít hà mãi quả ổi, đôi mắt lấp lánh hạnh phúc. Hẳn lúc đó bố đã vui lắm vì nó. Những ngày nó đi học ở trường tỉnh xa nhà, bố vẫn với con xe kích cũ kỹ ấy đưa nó đi, đón nó về, cả 60km hàng tuần. Rồi có hôm nó về buổi đêm, nó đợi bố ở Đền Hùng, bố đợi nó ở nhà ga. Đợi hoài 2 tiếng mà không thấy bố đâu, nó vừa sợ vừa giận bố phát khóc. Đến lúc bố xuất hiện nó chỉ lẳng lặng lên xe mà không thèm nói một tiếng nào. Về nghe mẹ kể nó mới biết bố cũng mòn mỏi đợi nó cả 2 tiếng  đồng hồ. Mà do nghe nhầm nên đợi chỗ khác, khi về nhà hỏi lại mẹ thì bố mới biết.

Kết quả hình ảnh cho Nhớ bố

Cả đời bố vất vả vì nó. Có những trưa đi học về, nó mệt muốn chết mà vẫn thấy bố mẹ đang lui cui ngoài vườn ngô. Nắng gắt gỏng làm đổ mồ hôi ướt sẫm áo bố, rồi lại chính nắng như ngọn lửa hong áo bố khô queo. Bố vất vả là vậy mà có bao giờ tiếc gì cho chị em nó đâu. Nó cứ việc học, học tốn tiền đến đâu bố cũng chịu, chỉ mong chị em nó sau này có được tương lai tốt đẹp hơn, không phải suốt ngày lam lũ quanh cái cày, cái bừa như bố mẹ.

Nó biết rồi, bố yêu nó nhiều lắm. Dù nhiều khi nó hư hỏng, cãi bố, bố vẫn yêu nó, vẫn hi sinh cho nó. Còn nó, cứ suốt ngày nói con yêu bố, yêu mẹ nhưng lại sẵn sàng không về nhà với bố mẹ vì sự tức giận ích kỉ của nó. Dù bố có làm sao thì bố cũng là bố của nó! Bố đã hi sinh cả một đời lam lũ vì những điều tốt đẹp cho chị em nó, dù bây giờ bố đã không còn như ngày xưa. Nó nhận ra rồi, có những lúc nó đã mất niềm tin vào bố, nhưng tình yêu bố thì không thể thay đổi.

Lòng nó khắc khoải nguyện ước bố nó sẽ bình an vượt qua cơn nguy kịch này. Nó muốn ngay lập tức được cận kề bên bố để được nói lời cảm ơn bố vì những điều đẹp đẽ nhất bố đã dành cho nó và nó sẽ nói “Bố ơi. Con là đứa con gái hư. Nhưng bố vẫn luôn tha thứ và yêu thương con. Bao lâu nay con xa bố mẹ, đến bây giờ con mới biết được về nhà là điều bình yên và hạnh phúc nhất của con. Từ bây giờ cho con được yêu bố, bố nhé. Con yêu bố!”

Chấm Nối Chấm

 

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ