THÓI ĐỜI.


Lão giật bắn mình, một tay vần vò trên chiếc đầu nhẵn thín. Mấy sợi tóc dạt xô nghiêng ngả, hàng ngũ xiêu vẹo phất phơ trước gió. Rồi lão còn như tiếc xót cái quá khứ hoàng kim diễm lệ khi xưa, sụt sùi tưởng nhớ.

Lão ậm ọe ra ngồi thơ thẩn bẫy ruồi ở cửa nhà, chiếc đầu hói láng bóng, phất phơ vài cọng tóc vắt chéo từ trán lên đến đỉnh, nom không khác gì một kỳ quan mới khai quật thời trung cổ.

Quả bóng cao su bay vèo qua mặt lão, đập vào bức tường phía sau nảy lộp bộp hai, ba cái rồi nằm im tại chỗ. Lão chẳng buồn nhếch mép, thi thoảng lại đưa tay ra sau lưng kì ghét, một kiểu tắm khô mà lão thường làm mỗi khi ra cửa ngồi hóng gió.

Lão chun mũi lại khi đưa một cục ghét to tướng gần bằng ngón cái tròn lẳn, đen xì lên mũi ngửi ngửi rồi búng cái bộp, trúng đầu con mực đang ngoe nguẩy đuôi phía trước. Con chó tức tối quay lại nhe hàm răng trắng ởn gầm gừ vẻ đầy thách thức.

“Đồ chó!”

Lão chửi thề, một tay giơ chiếc dép tổ ong lên dứ dứ. Con chó thấy mình yếu thế, dệnh dạng bốn chân lủi vào trong ngõ vắng, vừa đi vừa ngoái đầu lại vẻ hậm hực trông cực kỳ khinh bỉ.

“Ê lão hói ném đây quả bóng coi!”

Thằng nhóc mặt đen nhẻm, nhễ nhại mồ hôi chìa tay về phía lão hất hàm, thái độ xấc xược chưa từng thấy.

“Ranh con nứt mắt ra đã láo toét, thằng bố con mẹ mày gặp tao còn không dám thế. Đồ mất dạy!” Lão xổ ra một tràng nhưng thằng nhóc nào có chịu thua một câu còn gân cổ lên cự lại.

“Lão nghĩ mình là bố đời chắc?”

“A thằng bố láo! Mày, mày con cái nhà ai?”

Nghe tiếng ồn ào ngoài cửa tôi, hiếu kỳ vội chạy ra xem. Vừa kịp hiểu chuyện liền đá quả bóng về phía lũ trẻ, miệng ôn tồn giảng hòa.

“Thôi bác chấp bọn trẻ con làm gì, mình là người lớn.”

“Đấy cậu xem!” Lão phùng mang, trợn má phân bua. “Tớ già sắp bằng tuổi ông chúng nó mà nó còn láo toét thế. Đúng là loại con nhà không có giáo dục.”

Đợi cho lão xổ một tràng giang đại hải tôi mới kéo lão ngồi xuống, tỉ tê câu chuyện.

“Trẻ con khu này em thấy đứa nào cũng ngoan cả, chắc là chúng nó không ưa gì bác mới làm ra thế thôi.”

Lão rầu rĩ ôm đầu chừng nghe thất vọng, miệng lầm rầm như thể tự lảm nhảm với chính mình.

“Ngày xưa quát một tiếng cả rừng người chết đứng, vừa mới về hưu quát chó cũng đéo xong. Đúng là thói đời!”

“Quan nhất thời dân vạn đại bác ơi!” Tôi xen vào. “Ngày trước bác luôn khinh khỉnh, cả cái khu này có thèm quan hệ với ai đâu.”

Lão giật bắn mình, một tay vần vò trên chiếc đầu nhẵn thín. Mấy sợi tóc dạt xô nghiêng ngả, hàng ngũ xiêu vẹo phất phơ trước gió. Rồi lão còn như tiếc xót cái quá khứ hoàng kim diễm lệ khi xưa, sụt sùi tưởng nhớ.

“Nhớ hồi đó mỗi lần đi ỉa ba, bốn đứa lom khom cầm giấy đứng ngoài săn đón. Cắn hạt dưa cũng chỉ việc há mồm có đứa bóc sẵn nâng niu. Mỗi lần táo bón là y như rằng cả tập thể nháo nhác. Giờ thì việc gì cũng phải động đến tay.”

Tôi ngồi nghe chiếu lệ, mặc kệ lão than vãn cho trái sự nghiệp đã vãn hồi tắt nắng, nay phải đối diện với sự thật trần trụi của mỗi đời người.

“Cậu biết không, hồi tớ còn đương chức, hễ cứ đi làm về là mụ vợ đã lon ton chầu chực sẵn ở cửa, cốc hoa quả mát lạnh nghi ngút sương ngan ngát trên bàn. Hôm nào mất điện đứng quạt hàng giờ cũng không thấy hé miệng than van. Giờ thì cả ngày cằn nhằn nhiếc móc.”

Nói đến đây lão thở dài thườn thượt, giọng trầm hẳn xuống.

“Tớ trước ăn hút nhiều sinh ra đủ thứ bệnh, khổ nhất là bị Gút hành hạ, hễ cứ nhìn thấy món ăn là sợ chết khiếp. Ấy vậy mà mụ vợ không hề thông cảm. Hồi đầu bày biện ra đủ thứ nhưng tớ nào dám động đũa. Mụ ấy lại chì chiết là chắc do quen thói nhà hàng nọ nhà hàng kia chê cơm vợ nấu. Khổ lắm cậu ạ!”

“Sao bác không chia sẻ với bác gái để bác ấy biết còn lựa?” Tôi hỏi cắt ngang câu chuyện của lão.

“Tôi đã năm lần bảy lượt nói rồi nhưng mụ ấy cứ cả vú lấp miệng em. Trước nhu mì đoan trang là thế chẳng hiểu sao giờ lại trở lên trái tính trái nết không biết đường nào mà cư xử.” Lão bủi ngủi, bùi ngùi nghe cũng thấy xót xa. Chừng như chưa thỏa mãn với câu chuyện của chính mình, lão tiếp tục rền rĩ.

“Tôi tiếp khách nhiều, chẳng biết từ bao giờ bị chứng bệnh thận hành hạ, một đêm phải đi đái đến cả chục lần. Cứ mỗi lần lục sục mụ lại gào lên là tưởng nhớ con nào không ngủ được, mà bê bô để ở đầu giường thì mụ kêu khai khắm khó chịu. Cậu nghĩ mà xem, già bằng tuổi này còn trai trên gái dưới gì nữa. Có cho không biếu không cũng bỏ ra ngắm rồi lại cất đi. Trên bảo dưới bất lực, nào có chịu nghe cho.”

Vừa nói đến đó chợt thấy bóng vợ lão chờn vờn ở đầu ngõ. Lão cuống quýt xách ghế chạy vào trong nhà, câu vớt vát cuối cùng vẫn còn nghe rõ mồn một.

“Tớ phải vào lau nhà cái đã, trước lúc đi chợ mụ giao nhiệm vụ mà quên biến. Hẹn cậu mai ta lại tâm sự tiếp.”

Tôi miễn cưỡng gật đầu để cho lão được hài lòng, bởi ở cái khu này ngoại trừ tôi ra chẳng ai ưa gì lão. Hồi lão còn đương chức, có lần tôi đã cầm hồ sơ xin việc sang cạy lão xong lão lại xùy chó đuổi. Tôi mặc dù cay cú nhưng không thể hành xử như lão. Bởi đơn giản đã có đứa nào đó ra tay tương trợ với nắm bả khiến con chó sùi bọt mép lăn ra thẳng cẳng. Đời người kể như lão cũng chẳng lạ, âu cũng là quy luật của nhân sinh.

“Ở đời phải biết mình là ai. Sự vĩ đại của một con người không nằm ở sự giàu có, địa vị cao sang. Chỉ có đạo đức mới sinh ra sự khác biệt.”

Nam Ucit.

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ