Cuộc thi VIẾT CHO NGƯỜI TÔI YÊU “Mối tình đầu và cũng là duy nhất” – Tác giả: Phạm Minh Giang


Thế là hai đứa quàng chung một mảnh ni-lông chạy gằn, chạy gằn trên đường. Qua cánh đồng Phương Cáp, lên đến mặt đê thì trời mưa như trút. Mưa sầm sập. Mưa sình sịch. Rồi gió. Gió quất từng cơn một. Bãi chuối ven đê đổ rạp. Hàng tre chắn sóng ở chân đê cũng đổ rạp. Gió giật tung những mái lán ở chợ Búng gần đó bốc lên trời.

Làng Đồng Đức. Những năm cuối thập kỷ năm mươi của thế kỷ trước.

Tôi và Mây cùng học lớp năm trường huyện. Lớp năm hồi ấy là lớp đầu trường phổ thông cấp hai. Cả xã chỉ có tôi và Mây đỗ vào cấp hai năm ấy.

Nắm ấy tôi mới mười sáu nhưng đã cao một mét sáu chín, cao ngỏng cao ngòng nhưng rỏng rớt, ngộc nghệch. Còn Mây mười lăm nhưng đã ra dáng một thiếu nữ xinh đẹp. Tóc Mây dài. Da Mây trắng như trứng gà bóc. Bộ ngực Mây nở nang. Đặc biệt là đôi mắt. Đôi mắt Mây lúc nào cũng long lanh như có ánh sao trời. Và tiếng nói, tiếng nói của Mây nhỏ nhẹ, dịu hiền, ấm áp làm sao…

Tôi thật sự quý Mây, coi Mây như đứa em gái vậy.

Ba năm cấp hai hoàn toàn học buổi sáng. Hai đứa phải dậy từ “gà gáy, cáy kêu” mới kịp giờ tới trường. Thời ấy nhà hai đứa làm gì có đồng hồ? Hai đứa dậy được sớm là nhờ có mẹ. Khi gày gáy canh ba thì mẹ của hai đứa đã phải dậy, hôm thì rang cơm nguội, hôm thì chuẩn bị sẵn mấy củ khoai luộc cho con rồi gọi con dậy. Dần dần thành quen. Cứ khoảng thời gian ấy là tôi thức dậy, bảo lần sau mẹ không phải gọi nữa.

Nhà tôi ở đầu xóm. Nhà Mây ở giữa xóm. Những lần đầu Mây thường đến rủ tôi. Nhưng sau thì tôi nhận trách nhiệm dậy trước đến rủ Mây đi học. Thế mà có lần hai bà mẹ vắng nhà, hai đứa thấp thỏm sợ muộn học, thấy sang sáng trời đã rủ nhau đi. Hôm ấy đến trường mới có bốn giờ sáng.

Đường đến trường phải đi qua cánh đồng làng. Cánh đồng làng tôi năm hai vụ lúa. Riêng vụ mùa tháng mười thì sau khi gặt xong, bà con cô bác còn làm vụ đông nữa. Vụ đông trồng khoai lang, khoai tây, trồng ngô, đỗ, lạc, vừng và rau màu… Ngày nào cũng như ngày nào, từ tinh mơ, hai đứa cũng đi trong rì rào hương ngô, hương lúa. Nhiều lúc Mây chủ động nắm tay tôi. Hai đứa dắt tay nhau, vừa đi vừa ríu rít chuyện trò vừa hít hà hơi sương sớm, hít hà cái hương đồng gió nội thân quen.

Đi hết cánh đồng thì lên đê. Con đê từ cánh đồng làng đến trường ước chừng trên mười cây số. Con đê như con rồng khổng lồ khoác áo màu cỏ xanh nằm phủ phục ở đôi bờ con sông Trà thơ mộng. Hai đứa dắt tay nhau đi trên lưng con rồng xanh khổng lồ ấy. Dưới chân con rồng là dòng sông. Dòng sông xanh hiền hòa bốn mùa chở phù sa bồi đắp nên đồng bằng phì nhiêu và những làng mạc trù phú. Hai đứa dắt nhau đi. Gió từ mặt sông thổi lên mát rượi. Và dòng sông xanh hiền hòa sóng sánh ánh trăng…

Kết quả hình ảnh cho đường đến trường cánh đồng lúa

Đến bến phà Cung, hai đứa trẽ xuống con đường bên trái. Lại qua một cánh đồng lúa rì rào, rì rào mênh mang là đến trường.

Trường cấp hai của tôi là khu vực đình cổ An Hòa gồm ba tòa nhà lớn trong đó có ngôi đình cổ và hai dãy nhà ngang dài. Bốn bề xum xuê là nhãn. Đằng sau ngôi đình cổ là cây gạo cổ thụ có gốc lớn ba bốn người ôm không xuể, có tuổi hàng trăm năm.

Con đường hơn mười cây số đường đê là con đường rất vắng, trong đó có khu vực Vụng Lạng là khu vực mà nhắc đến tên ai cũng phải kinh sợ. Khu vực này là đoạn đê ngoằn ngoèo, có những bãi sông rộng, không có nhà dân. Bọn trộm cướp thường tụ tập tại đây để rình giết người cướp của, giết trâu giết bò và chia chác “chiến lợi phẩm”. Quãng đê này là nơi có nhiều oan hồn lẩn quất nơi bãi sông, bến nước. Người nào bạo gan lắm mới dám đi đêm ở khu vực này.

Ấy thế mà tôi và Mây đã đi trên quãng đê ấy hàng trăm đêm, có khi hàng nghìn đêm không biết sợ là gì.

Thế nhưng, có một đêm nhớ đời. Dẫu già nửa thế kỷ qua rồi, nhưng tôi chẳng thể nào quên.

Hôm ấy là một ngày của học kỳ hai năm lớp bảy (năm cuối cấp hai). Học xong buổi sáng, lớp tôi phải lao động buổi chiều. Tôi và Mây mang cơm nắm, muối vừng ăn trưa xong thì lao động. Vừa xong công việc thì mây đen kéo về giăng kín bầu trời. Rồi gió to dần từng đợt. Người ta bảo có bão. Một số bạn nhà xa trường đã ở trọ lại. Còn tôi và Mây, với mảnh ni-lông mới ông bác ở Hà Nội về mới cho, tôi và Mây quyết định nhất quyết ra về.

Thế là hai đứa quàng chung một mảnh ni-lông chạy gằn, chạy gằn trên đường. Qua cánh đồng Phương Cáp, lên đến mặt đê thì trời mưa như trút. Mưa sầm sập. Mưa sình sịch. Rồi gió. Gió quất từng cơn một. Bãi chuối ven đê đổ rạp. Hàng tre chắn sóng ở chân đê cũng đổ rạp. Gió giật tung những mái lán ở chợ Búng gần đó bốc lên trời.

Hai đứa cố bíu vào nhau và bấm vào mặt đê bước đi từng bước thì thình lình một cơn gió bất ngờ “ngoạm” lấy hai đứa quăng uỵch một cái xuống chân đê phía trong đồng. Tôi thấy mình tối sầm mặt mũi. Sau một phút định thần, tôi quờ tay sang bên thấy Mây. Hai đứa lại cồm lồm bò dậy. Bò một lúc lâu thì đến bên bờ một con sông con. Xa xa có chiếc lều vó. Chiếc lều vó đan kết bằng những tấm tranh rạ khum khum như cái tùm hum để che nắng, che mưa, che sương, che gió cho người cất vó bè. Ông ngoại tôi cũng có một cái lều vó như thế ở bên bờ con sông con gần nhà.

Chẳng có ma nào ở trong chiếc lều vó này cả. Có mà người điên mới ra lều vó lúc mưa bão như thế này.

Tôi nhanh chóng bế Mây vào lều vó rồi tôi chui vào sau.

Phải nói rằng cái lều vó như một cái tổ. Vào đây, người ấm hẳn lại. Bên ngoài, gió mưa quất vào người, quất vào mặt rát rạt. Gió bão có lẽ bốc được người quăng đi hàng dăm bảy mét. Có khi bốc cả người lên trời cũng nên. Thế nhưng vào cái lều vó này thì tạm yên tâm. Nhưng ngồi một lúc lại thấy run cầm cập. Gió bão quất vào hai đứa hàng tiếng đồng hồ rồi còn gì. Quần áo ướt như chuột lột. Biết làm sao đây?

Bên ngoài, gió rít lên như những tiếng hú dài. Mấy cái lán ở chợ Búng gần đây đổ gãy kêu rắc rắc. Chiếc lều vó đảo chao rồi đổ sập xuống đất. Thế mà lại may! Chúng tôi ngồi trên một tấm ván. Tấm ván sập xuống đất. Mái lều chụp lên trên. Hóa ra lại chắc chắn hơn trước.

Nhưng mà, không thể cứ mặc quần áo ướt sũng như thế này để  ngồi mà run mãi được! Tôi cởi quần áo ngoài vắt khô rồi vắt lên thanh ngang trong lều vó. Một lúc sau, Mây cũng làm theo tôi… Thế rồi, tự nhiên, hai đứa ôm chầm lấy nhau cho đỡ rét. Hai thân hình tuổi mới lớn đang rét run lên cầm cập áp sát da thịt vào nhau… thật lạ lùng…  lại tạo thành một hơi ấm kỳ diệu…

Bàn tay vụng về của tôi chưa một lần dám nắm cổ tay tròn con gái. Thế mà bây giờ… Tôi thấy mình phải có trách nhiệm vỗ về động viên Mây. Thế là tôi xoa nhẹ lên vai Mây, lên tóc Mây và…

Hình ảnh có liên quan

Không biết bão gió lui tự lúc nào…

Tôi chỉ nhớ đến sáng thì không còn mưa, không còn gió nữa. Hai đứa mới dắt nhau ra về.

Từ cái đêm mưa bão ấy, tình cảm giữa tôi và Mây chuyển sang một giai đoạn mới. Hai đứa thấy không thể nào rời nhau ra được nữa. Nhưng đấy chỉ là trong đáy lòng, chứ không đứa nào nói ra thành lời.

Hết lớp bảy, tôi trúng tuyển vào trường Sĩ quan lục quân. Tôi định bụng tốt nghiệp xong sẽ về cưới Mây. Nhưng đùng một cái, tôi có lệnh phải lên đường “đi B” gấp.  Nhớ thương Mây vô cùng, nhưng tôi phải nén lòng lại. Tôi được biên chế vào đơn vị B-3850. Đến Quảng Bình, đơn vị dừng lại mấy ngày để ổn định tổ chức.  Nhân cơ hội ấy, tôi phải trốn về với Mây – dù chỉ là một ngày, một giờ cũng được.  Đang đi lấy gạo, gặp xe một đơn vị bộ đội ra Thái Bình, tôi đi luôn.

Về đến nhà Mây, đúng chín giờ tối. Đứng ngoài sân, tôi thấy Mây đang xay thóc. Thừa lúc Mây dừng xay,  rón rén như một con mèo, nhanh như cắt, tôi vồ lấy Mây.

Mây giật mình “Ồ” lên một tiếng. Tôi ra hiệu ịm lặng và nói nhanh “Nhớ em quá, anh về thăm em có một đêm. Sớm mai anh phải đi ngay”.

May, bố mẹ Mây đi ăn giỗ bên ngoại ở Hải Dương, thằng em Mây đi học trên tỉnh. Chỉ có Mây ở nhà. Thế là đêm hôm ấy, Mây đã trao cho tôi tất cả những gì quý giá nhất của đời người con gái.

Tinh mơ hôm sau, cũng bằng những tinh mơ hai đứa đi học – tôi bật dậy lên đường. Mây khóc ướt hết hai vai áo tôi, nhưng rồi tôi đành phải “dứt áo ra đi”.

Tôi tới Tỉnh đội đúng lúc xe của các đồng chí đang chuẩn bị lên đường vào Quảng Bình. Thế rồi tôi đi miết đằng đẵng mười sáu năm trời không có một dòng tin tức.

Sau ngày đất nước thống nhất, đơn vị tôi lại được lệnh đánh quân Pôn Pốt. Cho nên đầu năm 1977, tôi mới được ra quân. Tôi khoác ba lô thẳng về nhà Mây.

Hôm ấy, cũng vào khoảng chín giờ tối. Tôi đến ngõ nhà Mây. Trái tim trong lồng ngực tôi đập thình thịch, thình thịch như trống làng. Tôi phải đứng dựa vào gốc nhãn một lúc để trấn tĩnh lại. Rồi tôi rón rén bước vào sân. Rồi nhìn vào nhà.

Trong nhà thắp đèn. Có bóng đàn ông thấp thoáng. Tôi thấy lo lo…

Tôi mạnh dạn bước lên hè, mở mành vào nhà.

Một chàng thanh niên choai choai bước ra hỏi:

Bác là ai? Bác tìm ai ạ?

Bác là… Bác là… Bác hỏi thăm có phải đây là nhà cô Mây không hả cháu? – Tôi vừa trả lời vừa hỏi.

Người thanh niên hỏi lại:

– Bác ở đơn vị bố cháu à?

Rồi huỳnh huỵch chạy ra ngõ.

Tôi đặt ba lô xuống cái chõng tre giữa nhà, nơi bố Mây vẫn ngồi tiếp khách ngày trước rồi quan sát trong nhà.

Nhìn lên, tôi thấy ảnh bố mẹ Mây trên bàn thờ. Tôi giật mình thấy có cả tấm ảnh của tôi trên đó. Bát hương thờ cúng trước tấm ảnh của tôi đầy chật chân hương… Nhìn sang bức tường bên phải, tôi thấy treo nhiều bằng khen, giấy khen của nhà trường đề tên em Phạm Như Vân…

Trái tim tôi đập loạn nhịp… Tôi vừa mừng, lại vừa lo…

Một lúc sau, tôi nghe thấy bước chân huỳnh huỵch của Vân. Và sau đó là một người đàn bà mặc áo nhà sư bước vào.

Ôi, đúng là Mây của tôi mười sáu năm về trước đây rồi!

Tôi chạy lại ôm chầm lấy người đàn bà mặc áo nhà sư ấy. Rồi người ấy lả đi trong cánh tay tôi.

Không hiểu thế nào mà cả bố mẹ tôi, các em tôi ở xóm trong, thằng em trai của Mây và bao nhiêu là bà con trong làng trong xóm cũng có mặt lúc này.

Chợt như bừng tỉnh, Mây bảo con thắp ba nén nhang lên bàn thờ, rồi Mây khấn “nam mô a di đà phật”, vái ba vái. Đoạn Mây tiến về phía bàn thờ, hạ tấm ảnh của tôi xuống, nhấc bát hương cúng tôi ra,  lấy ở trong đáy bát hương một cuộn giấy ni lông nhỏ đưa cho ông bác của Mây.

Ông bác Mây thận trọng dở cuộn ni lông nhỏ. Bên trong là một tờ giấy vỏ bao thuốc lá Trường Sơn cũ, mặt sau có ghi “Nếu sinh con gái thì em đặt tên là Phạm thị Như Nguyệt, con trai thì đặt là Phạm Như Vân. Đêm 15/4/1961. Ký: Phạm Như Phong.”

Ông đọc to cho cả nhà nghe.

Đúng rồi! Đấy là những dòng tôi ghi dặn Mây tang tảng sáng ngày hôm ấy. Không ngờ Mây còn giữ được cẩn thận đến như thế.

Ấy thế mà đằng đẵng mười sáu năm trời Mây không nói với ai, Mây không thanh minh với ai. Mười sáu năm trời Mây phải chịu bao nhiêu là đắng cay nhục nhã đến nước phải xuống tóc lên chùa… Bây giờ Mây đã thành sư thầy trụ trì chùa Thanh Bình quê hương.

Tất cả mọi người lặng đi một lúc lâu.

Thế rồi Mây bảo:

Như Vân ! Con lại với bố Như Phong của con đi…

Sau một phút chần chừ, Như Vân chạy lại với tôi. Tôi ôm chặt lấy hòn máu của mình sau mười sáu năm trời xa cách. Hai cha con đều khóc.

Ngày mai. Ngay sớm tinh mơ ngày mai. Tôi sẽ lên chùa  khấn Phật xin cho sư thầy Nguyễn thị Mây trở lại với cuộc đời trần tục. Tôi sẽ lên xã, lên huyện, lên tỉnh xin cho liệt sĩ Phạm Như Phong sống lại  để trở về với vợ con yêu quý của mình… Nếu họ không cho tôi sẽ kêu lên đến tận trời, đến tận nơi cao xanh nhất.

Nhất định. Nhất định phải là như vậy.

Phạm Minh Giang

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ