Con công gỗ


Sắp đến ngày giỗ bà nội, ba tôi giao việc:
– Sáng mai, cái Bống lau dọn bàn thờ, thằng Út theo ba ra Cồn Kên Xứ phát quang cây cỏ để mấy hôm nữa cả nhà đi thăm mộ.

Buổi sáng, tôi dậy thật sớm để quét dọn sân vườn đâu ra đấy rồi bắt đầu công việc ba giao ngày hôm qua. Trước khi đi, thằng Ut đã múc sẵn mấy xô nước để bên thành giếng nên tôi cũng đỡ vất vả. Tôi giặt kĩ khăn để lau từng bát hương. Lúc ôm di ảnh bà nội ra để tháo nhiễu điều, tôi phát hiện một cái kệ nhỏ đựng nhiều thứ được che lại một cách kín đáo. Này là một ấm trà nhỏ chỉ bằng ba ngón tay, này là một chiếc hộp màu đá cuội bên trong chứa mặt đồng hồ quả quýt, rồi có cả chiếc chìa khóa kiểu chữ F lâu đời nữa. Nhưng vật khiến tôi chú ý nhất là một chú công bằng gỗ. Trông chú hơi nhỏ và cũ kĩ, tuy đường nét không sắc sảo lắm nhưng có vẻ được chạm trổ một cách công phu. Tôi mang chú ra ngắm nghía một lát, lau chùi sạch sẽ rồi để lại chỗ cũ. Ba tôi có thói quen cất giữ những vật gắn với một kỉ niệm đáng nhớ nào đó, thỉnh thoảng ba cũng có kể cho chị em tôi nghe. Tôi tò mò tự hỏi không biết con công gỗ này có ý nghĩa gì?

Buổi tối, như mọi lần, ăn cơm xong ba lại ra mái hiên ngồi uống trà, ngắm trăng. Tôi lân la đến gần ba và hỏi:

– Ba ơi! Lúc sáng lau dọn bàn thờ, con nhìn thấy có một con công bằng gỗ rất đẹp. Nó ở đâu ra vậy ba? Ai tặng ba hả?

Ba nhìn về phía rặng tre sau nhà. Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời, chiếu lên mái tóc đã điểm sương của ba khiến mấy sợi sáng lên bàng bạc. Ba hồi tưởng về một miền kí ức xa xăm, hỏi tôi:

– Con còn nhớ làng chài ven biển, nơi ba dạy hơn mười năm trước không? Có lần ba dẫn con ra đó chơi vào dịp hội trại ấy.

– Con nhớ chứ. Ngày đó con học lớp 4, còn các anh chị học trò của ba học lớp 6, là lớp 6C, đúng không ba?

– Ồ, con gái ba giỏi thật! Nhớ cặn kẽ đến vậy cơ à? Đó là lớp chủ nhiệm cuối cùng của ba ở nơi ấy. Con còn nhớ gì nữa không, kể ba nghe nào?

– Con nhớ nhất là cái cồn cát trắng ở ngoài đó. Sau mưa, có những đoạn đường nước ngập đến tận đầu gối. Ba chạy xe giữa chừng thì chết máy. Ba bảo con mang đàn rồi cõng con đi bộ qua. Cũng may nhờ có người dân giúp ba đẩy xe đến chỗ khô ráo để sửa rồi đi tiếp chứ không thì không biết đến khi nào mới tới nơi. Mà công nhận con ngựa sắt nhà mình hồi ấy cừ thật, ba nhỉ?

– Cái cồn cát ấy để lại cho con dấu ấn sâu đậm vậy sao? – Ba mỉm cười trêu tôi.

– Thật ra điều để lại cho con ấn tượng sâu đậm nhất, không phải là cồn cát hoang vu đó, mà là tình cảm của mấy anh chị học trò dành cho ba. Con nhớ ngày ba được chuyển về gần nhà để dạy, các anh chị ấy đạp xe gần hai mươi cây số vào thăm ba, cả lớp chỉ vắng bóng hai người. Lúc tiễn các anh chị ra về, mẹ khóc vì thương… Học trò bây giờ chẳng mấy ai làm được như thế đâu ba.

– Ở những nơi cuộc sống còn khó khăn, người ta sống nặng về tình cảm lắm con ạ!

– Có những người đã để lại dấu ấn trong lòng con nhưng con không còn nhớ tên của họ nữa. Nhưng ba biết không, con vẫn nhớ chị Vân Anh, chị ấy là lớp trưởng. Hôm hội trại, chị ấy đưa con về nhà chơi. Nhà chị ấy ở gần trường, đi qua một chiếc cầu khỉ, nước đen sì. Chị trèo cây hái cho con những quả ổi to nhất. Chỉ cần nhắm mắt lại, con có thể mường tượng được vị chua chua giòn giòn như đang thấm vào đầu lưỡi.

– Con công gỗ này là của ba chị Vân Anh tặng cho ba con ạ.

Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên. Ba trầm ngâm kể:

– Vân Anh học giỏi nhưng nhà nghèo quá. Sau đợt lũ, vụ mùa thất bát, Vân Anh nghỉ học đi bắt lươn ra chợ bán kiếm tiền phụ gia đình. Mẹ Vân Anh bệnh nặng nên ngày ngày ở nhà quanh quẩn với con gà, con lợn. Ba Vân Anh tháng tháng làm thuê làm mướn cho người ta. Nhà ăn bữa hôm lại lo bữa mai, mấy lần định cho Vân Anh nghỉ học. Ba đến thăm, ngỏ ý muốn lo tiền học và sách vở để Vân Anh được tiếp tục đến trường, học lấy cái chữ, mai sau thoát khỏi cảnh nghèo. Ba Vân Anh nghe vậy xúc động lắm. Ông nghẹn ngào nắm chặt tay ba, không ngớt lời cảm ơn, đôi mắt rưng rưng, nước mắt chỉ chực trào xuống. Vì cảnh nghèo mới sinh ra ý nghĩ đó chứ người làm mẹ, làm cha, đâu ai muốn con cái bỏ học. Tối hôm đó, ông ấy thức suốt đêm đục đẽo con công gỗ này tặng cho ba. Ba nhớ mãi những lời ông ấy nói: “Xin thầy đừng quên, ở nơi này có một người luôn nhớ đến công ơn của thầy, khắc cốt ghi tâm”.

Tôi nghe xong câu chuyện của ba, mơ hồ nhớ đến một vùng quê lam lũ. Tôi nhớ về một cái gì đó không định hình nhưng rất da diết.

– Không biết bây giờ chị ấy ra sao ba nhỉ?

– Con hãy cứ yên tâm. Một học sinh ngoan hiền lại học giỏi như Vân Anh sẽ không bỏ học giữa chừng nữa đâu. Lương tâm của một người thầy không bao giờ cho phép điều đó. Sau này theo nghề của ba, con sẽ hiểu. Ba tin chắc rằng Vân Anh sẽ sống tốt và thực hiện được ước mơ của mình, trở thành một giáo viên mẫu mực để trả nghĩa cho miền cát trắng đã nuôi dưỡng tâm hồn cô bé ấy.

Tôi nhìn vào vũ trụ xa xăm, mường tượng về một mái trường nhỏ xinh giữa những hàng bạch đàn chắn gió. Ở nơi đó, chị Vân Anh yêu quý của tôi thướt tha trong tà áo dài, đứng trên bục giảng, viết tiếp những dòng tươi sáng của ba tôi ngày nào.

Diệu Phúc

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ