Chị đại


Và nàng đã nghe lời chàng, nàng âm thầm biến mất không giấu vết. Phong chỉ ước Hạnh đã không vâng lời mình như thế, giá như nàng cứ bướng bỉnh trái lời thì có lẽ giờ đây chàng còn có cơ hội nói một lời xin lỗi đến một người âm thầm bảo vệ mình mà mình nỡ đem lòng căm ghét. Bây giờ thì quá muộn rồi, cả hai như hai con chim non cùng cất cánh bay từ một tổ ấm, rồi lạc mất nhau giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời.

  1. CHỊ ĐẠI

   Mây đen từng đàn kéo về đậu kín trên đầu Hạnh, gió giông thổi rít qua từng tán xà cừ xanh đen cuốn theo những chiếc lá còn chưa kịp vàng đã lìa cành. Hạnh kiên nhẫn đứng đợi Phong ở trạm xe buýt số 6, đôi tay mảnh khảnh nhiều vết sẹo mờ bó lấy thân người dong dỏng của nàng, hai gấu áo xắn lên đến vai trông ngổ ngáo và ngang ngược.

   Gió tạt qua mặt Hạnh với nụ cười cợt nhả rồi ném vào mặt nàng những hạt mưa nặng như đá. Hạnh nghiêng mặt né tránh nhưng không được lâu, cơn mưa trút xuống hối hả và thỏa mãn. Hạnh đứng nép sát vào gốc xà cừ lớn, Bóng cây lớn nghiêng ngả theo gió như cũng không muốn che chở cho nàng. Dòng xe trên phố lướt qua mắt nàng rất vội, ánh đèn đường hắt lên những vạt áo ni lon một màu huyền ảo rồi biến mất. Đã 6h30 tối, vậy là Hạnh đã chờ Phong suốt hơn ba giờ đồng hồ, những giọt nước mắt lần đầu tiên rơi xuống vì tình đầu loãng dần trong mưa.

   Nhà Hạnh là dân tỉnh lẻ chuyển lên phố sống và làm hàng xóm của Phong đã bốn năm nay. Hạnh là con một trong gia đình, bố mẹ là doanh nhân thường đi công tác xa nên Hạnh phải tự lập từ khá sớm. Có lẽ vì thế mà Hạnh hơi mạnh mẽ và ngổ ngáo. Hạnh gặp Phong lần đầu tiên vào giờ đổ rác buổi chiều thứ ba hàng tuần của khu phố. Phong dong dỏng cao, đôi mắt đen láy đượm buồn sau cặp kính cận, khuôn mặt khôi ngô và lạnh lùng không một nụ cười. Hạnh vốn nghịch ngợm nên luôn tìm cách chọc ghẹo Phong bất cứ lúc nào cô gặp, cả ở nhà và ở trường. Có khi nàng cố tình đặt mạnh cái xô rác nhà mình trước mặt Phong và ra lệnh Phong đổ giùm theo kiểu gallant, có khi nàng cố tình ném bọc rác nhà mình sang nhà Phong để Phong mang bỏ. Nhưng Phong không hề có thái độ gì với Hạnh ngoài cái vẻ lạnh lùng chấp nhận mọi sự ngang ngược của Hạnh.

   Khi ở trên trường, nếu Hạnh vô tình gặp Phong ngang qua thể nào nàng cũng buông vài câu châm chọc. Và nhiều lần nàng còn bắt anh chàng đứng xếp hàng trong căn tin để mua đồ ăn cho mình. Đáp lại thái độ của Hạnh vẫn là kiểu thờ ơ cố hữu, chàng vẫn cắm cúi với trang tiểu thuyết của mình và làm cho xong chuyện với những đòi hỏi vô lý từ cô bạn hàng xóm.

   Phong học rất giỏi, cậu là hạt giống trong đội tuyển học sinh giỏi toán thành phố. Bên cạnh đó cậu còn là cây chuyên văn của trường. Nếu có thể dùng một câu để tả về phong thì có thể nói “văn võ song toàn”. Sức hút của Phong càng mạnh mẽ hơn khi năm lớp 10 cậu đạt giải cuộc thi văn học trên một tờ báo lớn. Hình ảnh cậu bắt đầu được săn đón bởi rất nhiều tờ báo. Hằng ngày cậu “phải” nhận không ít những hoa và quà hộc bàn của các bạn nữ. Và không ít lần Hạnh thấy Phong đứng nói cười với các cô nàng xinh như hoa trước cổng nhà.

   Hạnh cũng không phải dạng vừa, nhưng nàng không nổi tiếng kiểu như Phong mà theo cách khác. Tính nóng nảy cộc cằn của Hạnh đã làm không ít người căm ghét ngay từ khi nàng chuyển vào ngôi trường của Phong. Sau vài lần bị đón đường hỏi thăm và không biết làm cách nào Hạnh đã có biệt danh “chị đại” trong trường. Ngược lại với Hạnh là càng ngày nàng càng khiến tụi con trai nể sợ thì Phong đã trở thành cái gai trong mắt của rất nhiều thanh niên trong và ngoài trường. Vì là “chị đại” nên hiển nhiên Hạnh biết điều đó rõ hơn cái anh chàng mặt lạnh hàng xóm. Cũng nhờ thế mà nhiều lần những anh chàng định hăm he đe dọa Phong đều bị “chị đại” hỏi thăm và dằn mặt. Nhưng không phải bao giờ sự can thiệp của nàng cũng êm thấm, có những lần nàng bị vây đánh tơi tả bởi những chị đại khác trường, những thanh niên không nể nang phận liễu yếu. Còn Phong, chàng chỉ thấy Hạnh như một cô nàng bất trị của trường, khi nào cơ thể cũng bầm tím, quần áo xộc xệch, rách rưới. Mỗi lần nhìn thấy Hạnh như thế ở trạm xe buýt Phong chỉ ném cho nàng một ánh mắt lạnh lùng rồi nói:

– Ngoài đánh nhau ra cậu chẳng còn gì khác để làm à?

   Phong chẳng biết được rằng để đổi lấy sự bình yên trước mắt Phong, Hạnh đã lặng thầm dọn đi những dữ dội phía sau chàng.

   Khác với một “chị đại” ở trường, đêm xuống Hạnh như một người khác, nàng âm thầm tự chữa vết thương cho mình, một mình với những bữa cơm không có tiếng nói cười. Nàng chỉ cố ăn để sống rồi nhanh chóng vùi mình vào giấc ngủ sâu để trốn tránh sự cô đơn. Giấu mình trong chăn, Hạnh đón nghe những tiếng nô đùa vọng sang từ nhà hàng xóm. Ở thế giới cách nàng một bức tường có cả tiếng mẹ thanh thanh, giọng cha trầm ấm, giọng của những đứa trẻ lảnh lót và cả giọng của Phong ấm áp dịu dàng như gió. Hạnh cố gắng bịt chặt tai, dụi đầu vào gối để xóa đi những tủi cực. Đêm nào cũng vậy, nàng ngủ mê đi trong nước mắt.

   Nghe phong phanh trong trường rằng bấy lâu nay Phong bắt đầu có cảm tình với một cô bé lớp dưới nên sao nhãng việc học. Hạnh thấy lòng buồn bực vô cùng không biết vì lo cho Phong có thể bị tụt hạng hay nàng đang ghen với cô bé lớp dưới. Rất nhiều lần nàng thấy cô bé trước cổng nhà Phong, thấy họ chờ nhau đi học, cùng nhau đạp xe mỗi chiều chủ nhật hay ngồi bên nhau ở quán ăn vặt ven đường. Hằng đêm nàng nghe lòng nhói lên những niềm đau khó chịu hơn cả sự cô đơn và nàng nhận ra mình đã yêu chàng hoàng tử lạnh lùng hàng xóm từ lúc nào.

   Bỗng dưng Hạnh muốn gặp cô bé lớp dưới hơn bao giờ hết, nàng cũng chẳng biết mình gặp để làm gì nhưng nàng vẫn cứ hẹn gặp như cái ý muốn trong lòng mình. Cô bé xinh xắn và dịu dàng như một công chúa, đôi mắt mơ mộng đúng kiểu ngây thơ. Nhưng khi nhìn Hạnh, trong ánh mắt và nụ cười công chúa ấy có gì đó diễu cợt và mỉa mai khiến Hạnh không chịu được.

    – Em không nên làm phiền đến anh Phong như vậy, năm nay anh ấy học lớp 12 rồi, hãy để anh ấy chú tâm học hành.

    – Chị là chị gái hay mẹ của anh Phong mà nói với em điều này? Chị chẳng có quyền gì mà nhắc nhở em.

   Cái giọng kiêu kì và khinh thường như chọc vào tai Hạnh khiến tay nàng run lên và muốn đánh đấm vào thứ gì đó nhưng nàng vẫn cố kìm lại để nói chuyện tử tế với cô bé.

    – Chị là bạn anh Phong, chị không là gì cả nhưng chị muốn nói đúng sai cho em biết, dạo này trong trường…

   Cô bé cắt ngang lời Hạnh:

    – Họ nói em làm anh Phong học kém chứ gì? Chỉ được cái bịa, anh Phong vẫn thế chẳng khác gì cả, tại họ ghen tỵ với bọn em nên mới nói thế thôi. Hay chị cũng đang ghen tỵ vì điều đó?

   Hạnh cười khẩy một cái, máu nóng dồn lên mặt làm mắt cô như muốn nổ tung:

    – Này nhóc, chị mà phải ghen tị sao…

    – Vâng, em biết thừa chị thích anh Phong, luôn lén theo dõi anh ấy nhưng chị biết một đứa du côn như chị chẳng thể với tới anh ấy nên…

    – Mày nói gì?

   Không kìm lòng nổi nữa, Hạnh lao tới định tát tai cô bé thì một bàn tay chắc kìm nắm chặt tay Hạnh rồi đầy cô lùi về phía sau. Bàn tay ấy chính là Phong, chàng ném ánh mắt lạnh lùng và oán trách về phía Hạnh và buông những lời như dao vào lòng nàng:

    – Lại định giở trò du côn với người khác đấy à. Tôi thật không ngờ cậu lại quá quắt đến mức này. Tôi cứ tưởng cậu chỉ thích trêu chọc tôi, gây phiền toái cho tôi thế thôi, vậy mà ngay cả những người xung quanh tôi cậu cũng không tha. Cậu định biến tôi thành kẻ cô độc như cậu chứ gì? Cậu không bao giờ làm được điều đó đâu, tôi không bao giờ như cậu, không bao giờ làm người khác tổn thương và lánh xa mình như cậu. Lần cuối cùng, tôi đề nghị cậu tránh xa cuộc sống của tôi ra, biến khỏi cuộc đời của tôi. Đừng làm người khác tổn thương vì sự ngạo mạn của cậu nữa.

   Hằng quen với những lời mắng chửi của mọi người về mình nhưng những lời của Phong lại làm Hạnh bị thương nặng nề hơn cả. Hạnh viết giấy nhắn và nhờ người gửi cho Phong, nàng hẹn gặp Phong lúc ba giờ chiều ở trạm xe buýt số 6, nơi mà lần đầu tiên Phong trao cho Hạnh chiếc băng gạc cá nhân khi thấy nàng bị thương ở trán. Nàng muốn được giải thích, muốn nói ra tất cả những gì mình đã làm cho Phong và muốn được nói hết những cảm giác trong lòng. Nhưng Phong đã không tới, Hạnh dầm mưa suốt đêm và ốm nặng ngày hôm sau.

   Suốt ba ngày Hạnh nghỉ ốm, Phong không còn bị chọc khi ngang qua lớp nàng, không phải đứng xếp hàng trong căn tin để mua những đồ mà chàng không thích. Chàng cảm thấy cuộc sống trở nên yên bình và thoải mái hơn nhiều khi không có Hạnh. Khi nghe tin Hạnh lại đến trường Phong lại lo lắng khôn nguôi nhưng Hạnh làm chàng ngạc nhiên khi nàng không còn chọc ghẹo hay sai vặt chàng nữa, Hạnh cũng không còn đánh nhau với các bạn, không còn bị nêu tên trên cột cờ vì vi phạm. Những ngày đổ rác hằng tuần của khu phố cũng không còn bị Hạnh bắt đổ dùm. Khi thấy chị giúp việc xách thùng rác ra đổ Phong đã không giấu nổi sốt ruột mà hỏi ngay:

    – Sao hôm nay Hạnh không mang rác đi đổ.

   Chị giúp việc cười bảo:

    – Thì vốn việc này của chị mà không hiểu sao Hạnh cứ giành làm ấy chứ. Hôm nay thì đã chịu để chị làm rồi.

   Phong nghe lòng thoáng rối bời, Hạnh thay đổi là điều vui, người vui nhất là chàng nhưng không hiểu sao sự thay đổ chóng vánh ấy tạo một khoảng trống mông lung trong lòng chàng.

  1. Ở MỘT DIỄN BIẾN KHÁC

   Cây phượng già đứng lặng im xòe cái bóng xanh ở tận cuối sân. Trên chiếc áo xanh đã bắt đầu điểm những chấm đỏ tươi như màu mực, ve từ đâu bay về bắt đầu đàn hát. Những chiếc lá bé xíu xoay xoay trong không gian rơi xuống tóc tôi, vai áo tôi và bàn tay tôi như thân quen với tôi lắm. Giờ ra chơi tiết 3 đã sắp kết thúc nhưng tôi vẫn chưa thấy người tôi –không-muốn-gặp xuất hiện. Vâng, thật ngộ, tôi chờ người tôi không muốn gặp.

   Từ dãy lớp 12, nhỏ xuất hiện với mái tóc bối cao lộ cái trán bướng bỉnh, khuôn mặt xinh nhưng trông rất thách thức và tay áo thì luôn xắn lên tận vai. Nhỏ đi một mình, cho hai tay vào túi quần và bước đi như đếm trên sân trường. Trong ánh mắt lộ ra vẻ gì đó buồn buồn. Nhỏ nhìn thấy tôi ở cây phượng già nhưng rồi hờ hững bước đi như không quen biết. Điều đó làm tôi ngạc nhiên vì như thường lệ nhỏ sẽ ngông nghênh bước đến chỗ tôi, hất hàm ra lệnh cho tôi vào căn tin mua nước hay đồ ăn cho nhỏ, nhưng hôm nay nhỏ không làm vậy. Tôi âm thầm theo bước nhỏ, nhỏ đi vào căn tin, tự xếp hàng và mua đồ uống. Khuôn mặt tươi tắn thường ngày của nhỏ nay lạnh tênh và hờ hững khiến chính tôi cũng phải giật mình. Có lẽ hôm nay là ngày đầu tiên nhỏ đén trường sau một trận ốm nên nhỏ chưa muốn bắt nạt tôi chăng. Tôi thầm vui trong lòng và quay trở về lớp.

   Nhưng không chỉ hôm ấy, hôm sau và suốt cả thời gian cuối lớp 12 nhỏ dường như quên bẵng mất tôi trong trò chơi bắt nạt của nhỏ. Nhỏ không đón đường tôi rồi chọc ghẹo tôi những câu như:

– Này Phong! Người ta nói ông là “trai cong” đấy.

– Ê! Nay tôi trực nhật đấy. Mau đi giặt khăn múc nước cho tôi đi.

– Này! Có phải ông khinh thường người khác lắm không. Sao cái mặt lúc nào cũng lạnh lùng thế hả. Cái đồ mặt dày này…

– Này! Về cất cái mặt của ông đi. Sao lại mang một bộ mặt xấu xí đáng ghét ấy lên trường chứ.

   Đấy, những câu đại loại thế hoặc thậm chí thậm tệ hơn nhỏ luôn đợi chờ cơ hội để nói với tôi mỗi lần tôi ngang qua nhỏ. Tôi xấu xí ư, đần độn ư! Không, tôi có thể tự nói mình là đẹp bình thường, tôi học không thua kém ai, luôn đứng đầu lớp và là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi trường môn toán và văn. Nhưng không biết từ bao giờ và tại sao tôi lại trở thành tiêu điểm bị bắt nạt của nhỏ…

   Có lẽ cái ngày bắt đầu cho nỗi kinh hoàng ấy là mùa thu bốn năm về trước. Tôi đón một hàng xóm mới ở cạnh nhà mình, ngôi nhà có kiến trúc gần như tương đồng với nhà tôi, một ngôi nhà xinh xắn màu trắng có một cây bưởi trước cổng. Tôi mang rác ra đổ theo thường lệ vào mỗi chiều thứ ba thì bất thình lình nhỏ dằn mạnh xô rác ngay trước mặt tôi:

– Này anh bạn hàng xóm, ga lăng đổ giùm xô rác đi. Xấu trai để làm gì uổng, đổ rác giùm tôi đi.

   Tôi đứng hình trong vài giây, nhỏ có mái tóc xoăn tự nhiên thả xuống ngang lưng, đôi mắt to lóng lánh dưới hàng mi cong vút sắc sảo. Đôi môi trái tim dẩu ra kiểu chê bai nhưng rất đáng yêu. Dáng người của nhỏ cao tầm tôi, thon thả và khỏe mạnh. Tôi không thể ngờ một cô gái dễ thương như vậy lại có cái tính cộc như đá. Tôi vốn ghét nhiều lời, nhất là với con gái nên làm thinh đổ rác cho nhỏ. Nhưng nào ngờ sự làm thinh đó chính là cái mở đầu cho cuộc đời tăm tối của tôi. Nhỏ phát hiện tôi học chung trường chung khối lớp nên càng bắt nạt tôi tợn. Nhỏ luôn đưa nắm đấm lên dọa dẫm tôi nếu tôi có ý định phản kháng thế nên tôi đã mặc kệ cho nhỏ được bắt nạt mặc dù trong mắt tôi nhỏ chẳng có một mẩu nào đáng phải sợ cả.

   Bốn năm trước nhỏ đã trở thành “chị đại” khối 10, cái tin như sét đánh ấy khiến tối choáng váng. Tại sao trời sinh cho nhỏ quá nhiều ưu điểm, quá nhiều may mắn như thế mà nhỏ lại chọn cuộc sống giang hồ vặt để bắt đầu. Nhỏ có thể là hotgirl xinh đẹp của khối 10, có thể là một nữ sinh thông minh, dịu dàng để bao chàng phải cầm cưa. Nhỏ có thể khiến bất kì ai cũng quý mến, vậy mà nhỏ lại chọn trở thành học sinh nữ cá biệt. Hầu như tuần nào nhỏ cũng bị nêu tên toàn trường, khi nào cũng có mặt ở hội đồng kỉ luật. Lần nào bắt gặp nhỏ tôi cũng thấy nhỏ có một vết thương mới, quần áo lúc nào cũng xộc xệch lấp lem vì gây gổ. Tôi thờ ơ với nhỏ, không muốn gần gũi và thân thiết với nhỏ nhưng lại không thể khiến lòng luôn nghĩ về nhỏ mỗi đêm, lén nhìn nhỏ từ phía xa và đợi chờ sự bắt nạt của nhỏ từng ngày.

   Chuyến xe buýt dừng lại ở trạm số 6, gần nhà tôi nhất. Màu chiều tim tím khoác lên phố một hơi buồn ảm đạm. Tôi nhìn thấy nhỏ ngồi bó gối trên chiếc ghế đá ở trạm chờ, nhỏ đưa mắt nhìn về phía hoàng hôn, ánh mắt sáng lên như một đốm lửa. Một động lực nào đó khiến tôi lần đầu tiên dám bước về phía nhỏ. Nhỏ quay mặt nhìn tôi đôi chút ngỡ ngàng, trên vầng trán bướng bỉnh của nhỏ một vết thương đang rỉ máu. Nhỏ như một con chim tôi nghiệp suốt ngày phải xù lông xù cánh để tỏ ra mình rất nguy hiểm không ai có thể đến gần, nhưng mỗi khi bộ lông ấy biến mất, nhỏ chỉ là một chú gà con bé bỏng cần ai đó phải chở che. Tôi lấy một chiếc gạc cá nhân đặt vào tay nhỏ rồi lạnh lùng bước đi, trái tim tôi đập nhanh đến mức chỉ cần tôi mở miệng ra là nó có thể nhảy ra ngoài.

Tình trạng bị bắt nạt của tôi không được cải thiện là bao sau lần tôi quan tâm nhỏ bằng chiếc băng gạc. Và để trốn tránh cái cảm giác bồi hồi mỗi lần nhỏ ở bên tôi đã quyết định tìm một ai đó để làm quen. Tôi đồng ý làm quen với cô bé hotgirl lớp 10 đang theo đuổi tôi bấy lâu nay. Nhưng tình trạng “suy tim” cũng chẳng được cải thiện bao nhiêu, cứ mỗi lần nhìn thấy nhỏ dù chỉ thoáng qua cũng khiến tôi lun lên bần bật, đi chơi cuối tuần với cô bé lớp 10 mà chỉ cần nhìn thấy nhỏ lướt qua là không còn tinh thần đâu để nhớ đến điều khác.

Rồi vào một ngày định mệnh, những người bạn cho tôi biết tin nhỏ hẹn gặp riêng bạn gái của tôi. Không nghĩ được gì khác, tôi chạy vội vàng đến nơi hẹn, đôi chân cứ muốn xoắn vào nhau, không biết vì lo cho bạn gái hay là sợ nhỏ. Tôi đến nơi, hai cô gái vẫn đứng nói chuyện với nhau, tôi âm thầm cầu nguyện rằng nhỏ sẽ không dùng bạo lực trước mặt tôi, tôi chưa bao giờ thấy nhỏ xô xát ai, và cũng không muốn hình ảnh ấy phá tan hình ảnh dịu dàng của cô bạn hàng xóm ngày nào. Đứng từ xa, tôi lặng lẽ quan sát họ. Nhưng rồi tôi thấy hai tay nhỏ nắm chặt, đôi mắt nhỏ long lên vô cùng đáng sợ, đôi mắt mà tôi chưa từng nhìn thấy ở nhỏ bao giờ. Tôi vội vã lao đến vừa kịp lúc ngăn bàn tay nhỏ định tát bạn gái tôi. Nhỏ nhìn tôi hoảng hốt, tôi nhìn nhỏ đầy hận thù. Vậy là hết rồi, nhỏ chẳng còn một chút nào tốt đẹp trong mắt tôi.

– Lại định giở trò du côn với người khác đấy à. Tôi thật không ngờ cậu lại quá quắt đến mức này. Tôi cứ tưởng cậu chỉ thích trêu chọc tôi, gây phiền toái cho tôi thế thôi, vậy mà ngay cả những người xung quanh tôi cậu cũng không tha. Cậu định biến tôi thành kẻ cô độc như cậu chứ gì? Cậu không bao giờ làm được điều đó đâu, tôi không bao giờ như cậu, không bao giờ làm người khác tổn thương và lánh xa mình như cậu. Lần cuối cùng, tôi đề nghị cậu tránh xa cuộc sống của tôi ra, biến khỏi cuộc đời của tôi. Đừng làm người khác tổn thương vì sự ngạo mạn của cậu nữa.

   Tôi ném hết sự giận hờn, căm ghét của mình suốt bao ngày qua vào nhỏ rồi cầm tay bạn gái bỏ đi, trong đầu chỉ còn vang lên “thế là hết rồi, hết thật rồi…” Ngày hôm sau nhỏ nhờ người đưa giấy nhắn hẹn tôi ở trạm xe buýt số 6, nhưng vì lòng vẫn còn giận nên tôi đã không đến. Trái tim cứ giục giã tôi đến bên nhỏ nhưng lý trí lại cứ ghì đôi chân tôi lại. Đã trễ hơn ba tiếng đồng hồ, trời bắt đầu đổ mưa. Tôi nghĩ nhỏ không phải là một kẻ ngốc để đứng đợi chờ. Khi cơn mưa dứt thì trời đã về khuya, tôi lén ra trạm xe, khắp đoạn đường vắng lặng không bóng người, tôi an tâm rằng nhỏ đã trở về nhà.

   Tôi không còn bị nhỏ bắt nạt kể từ ngày đó. Nhưng nỗi trống vắng cứ lớn dần trong lòng tôi khi thấy nhỏ làm thinh với mình. Nhiều lần muốn sang nhà để hỏi thăm nhỏ nhưng không dám. Nhỏ không còn gây gổ đánh nhau, không bị nêu tên toàn trường, không đón đường nói xấu tôi hay sai bảo những điều vô lý nữa. Nhưng tôi thấy thực sự không quen. Nhỏ thay đổi là điều vui, người vui nhất là tôi nhưng không hiểu sao sự thay đổ chóng vánh ấy tạo một khoảng trống mông lung trong lòng mình.

III. KẾT

…Thời gian thoắt trôi qua, Phong tốt nghiệp phổ thông và đậu thẳng vào đại học quốc gia thành phố HCM. Trên chuyến xe nhập trường, Phong đi cùng một anh bạn chung lớp với Hạnh. Họ nói chuyện vu vơ rồi đột nhiên nói đến Hạnh:

    – Ngày xưa Hạnh lớp mình hình như để ý cậu đấy nhé.

   Phong không khỏi ngạc nhiên liền hỏi lại:

    – Sao cậu lại nói thế?

    – Chứ còn gì nữa, chỉ cần bả nghe ai định “hỏi thăm” cậu là ngay tức khắc tìm xử tụi nó liền. Có khi bị tụi nó đánh thừa sống thiếu chết ấy chứ. Mặc dù bả cấm ai nhắc tên cậu trước mặt bả nhưng tụi tôi biết thừa là bả thích cậu. Cuối kì một lớp 12 nghe tin cậu chểnh mảng việc học vì yêu đương bả liền bảo tụi tôi hẹn gặp con bé đó cho bả nói chuyện. Nhưng vì hôm đó bả không cho đứa bạn nào đi cùng nên không biết chuyện gì đã xảy ra, bả nghỉ học ba ngày liền rồi tự nhiên thay đổi tính nết hẳn. Bả chưa bao giờ thích học thế mà lại lao đầu vào học như một con mọt sách. Bả ít nói và xa cách với mọi người, tụi bạn cũng không dám gặng hỏi vì sợ bả nổi giận…

   Anh bạn cứ thế thao thao bất tuyệt về chuyện của Hạnh và của những người khác trên suốt chuyến hành trình nhưng Phong chẳng để tâm nghe được nữa vì lòng bận nghĩ đến Hạnh. Bỗng nhiên chàng thấy hối hận vì những lời nói hôm ấy đã làm tổn thương Hạnh. Chàng cảm thấy tội lỗi vì đã bảo Hạnh biến khỏi cuộc đời mình. Và nàng đã nghe lời chàng, nàng âm thầm biến mất không giấu vết. Phong chỉ ước Hạnh đã không vâng lời mình như thế, giá như nàng cứ bướng bỉnh trái lời thì có lẽ giờ đây chàng còn có cơ hội nói một lời xin lỗi đến một người âm thầm bảo vệ mình mà mình nỡ đem lòng căm ghét. Bây giờ thì quá muộn rồi, cả hai như hai con chim non cùng cất cánh bay từ một tổ ấm, rồi lạc mất nhau giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời. Phong buột miệng hỏi người bạn đường:

    – Không biết Hạnh giờ ở đâu?

    – Cũng không chắc lắm nhưng hình như Hạnh cũng đậu một trường đại học nào đó khá lớn ở TP HCM…

   Phong thấy lòng mình như nở hoa, một cảm giác vui sướng như lần đầu tiên được mẹ mua cho chiếc áo mới. Chàng đưa cặp mắt buồn nhìn vu vơ ngoài cửa kính, lần đầu tiên ánh mắt như đang mỉm cười bởi chàng trộm nghĩ biết đâu trái đất vốn nhỏ và chàng lại có thể gặp được người mà chàng còn quá nhiều điều muốn nói.

Hết.

Tác giả: Hoài Thư

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ