ĂN DẶM.


Cụ nhõn thất tuần, da dẻ hồng hào. Mặt căng như quả bóng Ca-Bốp đầu sừng, loại bóng mà dù có đến mười tám anh lực điền thổi hết hơi cũng chẳng bõ xi nhê. Thanh niên nào thổi rồi khắc biết, đừng lôi nhau ra đây bóc phốt làm gì, chỉ tổ mất đi hòa khí.

Nhuận lão là thế, xong khốn nỗi răng cụ rụng tiệt, dự là hậu quả của một thời tuổi trẻ ham hố gặm xương, vơ vét đủ thứ không hẳn là của mình, vì thế mà cụ phải ăn dặm. Cái thú ngông của cụ cũng rất khác người, ăn dặm chỉ huy.

Ăn dặm chỉ huy là gì? Tức là phải có người đút, mớm. Thế là một cuộc thi tuyển ô sin được rầm rộ diễn ra. Tuy không quá khắt khe về tiêu chuẩn như mụ sề tuyển chồng bên Thái hay thây kệ mưa bão chết người vẫn thi hoa hậu nhưng nhất định không thể thiếu phần thi áo tắm.

Rốt cục, sau bảy bảy, bốn chín ngày sục sôi chảo lửa cụ cũng tìm được cho mình cô em mãn nhãn. Cứ mỗi lần con bé cúi xuống nhom nhom thìa cháo bột, khắp người cụ lại như nhắng cả lên, cứng đờ bốn vó. Xong mỗi vó quan trọng nhất lại chẳng ý kiến gì. Cứ trơ ra như thể “tớ đếch quan tâm!” Lầy lội đến thế là cùng!

Cụ bà tịch sớm, để lại cho cụ ba mặt con bằng sào, bằng gậy. Hai anh lớn được sự cất nhắc của bố, giờ chễm chệ trong các cơ quan ngang bộ, chỉ ho khẽ một câu cũng đủ khiến cả ngàn người “sốt rét”. Ấy đủ xứng danh gia vọng tộc! Chỉ cô gái út là chẳng giống ai, tốt nghiệp loại ưu trường sư phạm xong nhất định xin về quê dạy ở trường làng. Cụ uốn mãi chẳng được, thế là buông.

Mấy hôm rày cụ đổi món cháo chim, nhẽ do thừa đạm. Bị táo bón vật người cụ tã như xơ mướp, mặt lúc nào cũng đỏ phừng phừng. Nhè đúng thời khắc quan trọng nhất trong toa-lét, rặn đến phùng mang trợn má. Bỗng từ đâu hai anh chức trọng, quyền cao xồng xộc bổ về, nằng nặc triệu tập bất thường cuộc họp gia quy.

Phải tạm hoãn cái sự sung sướng ấy lại, cụ căm lắm! Cồm cộp chiếc ba toong dện xuống nền gạch, cụ định lên xỉa cho hai quý tử một trận. Khốn nỗi, vừa bước chân thập thò ngưỡng cửa đã thấy thằng Cả ôm đầu ủ rũ. Thằng Hai đặng thảm hơn, cứ nom cái vẻ mặt ấy đã đoán ngay hẳn đang có quái sự. Cố dằn lòng lại, cụ ôn tồn hỏi.

“Hai anh đòi bố gấp có chuyện gì?”

Thằng cả ngước mắt lên lừng khừng nhìn bố. Thế nào lại đá ngay ánh nhìn ngần ngại ấy sang chỗ chú Hai. Một đường chuyền vừa sệt, vừa xoáy. Cực chẳng đã, thằng Hai lom dom ngước lên bằng thái độ đầy đủ sự kính trọng nhưng dường như tận trong đôi mắt ấy còn phảng phất vẻ bất nhẫn. Anh này phụ trách bên tuyên giáo, đương nhiên lời ăn, tiếng nói lúc nào cũng tỏ ra nhã nhặn.

Thưa bố!” Anh ta lễ phép mở bài. “Ăn là cái quyền tự do cơ bản của con người, bố thích ăn uống thế nào chúng con không cấm. Chỉ có điều… Có điều bố nên xem xét lại, liệu có nên chăng…”

“Tôi ăn làm sao?” Cụ quắc mắt, ngắt lời.

Thằng Hai giật thót, người nhũn như Chi Chi. Chỉ là đã đi đến nước này thôi đành sấn bước. Anh ta phấp phỏng thưa.

“Bố răng lợi tiệt cả, ăn dặm đã đành. Đằng này bố lại cứ đưa con bé ô sin ra cửa ngồi ăn dỗ như người ta dỗ đứa trẻ lên ba vậy, thiên hạ họ xì xào, ảnh hưởng đến uy tín của chúng con.”

Cả giận, cụ đập bàn đánh bốp một cái làm cốc chén lao xao. Chỉ thẳng tay vào mặt thằng Hai. Cụ thét.

“Quân mất dạy! À thì ra việc tôi ăn làm hạ bệ uy tín của các anh hả? Các anh lớn mật lắm, giờ công nhiên chống lại cả bố cơ đấy.”

Như thể không kìm được cơn thịnh nộ, cụ tồng tộc tuôn hết.

“Các anh ăn cả công trình, dự án. Ăn thủng nồi, trôi rế tôi còn chưa thèm đả động. Nhưng các anh nghĩ nhân dân họ tha cho các anh đấy phỏng?”

Thằng Cả bị chạm đến lòng tự ái, cả gan đứng phọt dậy lên tiếng.

“Bố đừng có nghe lời xằng bậy rồi mất hết cả danh dự chúng con.”

“Anh ngồi xuống đó!” Cụ quát. “Cái mặt anh tôi chẳng lạ. Anh đớp cả vạt rừng làm dự án nuôi Bò. Dễ thử chỉ vài tháng sau lại đớp nguyên đàn Bò tái khởi động trồng rừng đấy. Lòe ai chứ sao lòe được tôi.”

Thằng Cả đôi mắt long sòng sọc, quên phắt tôn ti. Gã cãi càn.

“Bố thì hay lắm! Xưa nào có kém gì, hạ cánh an toàn những tưởng đã hay ho…”

Cụ đứng chết trân, đôi mắt trợn ngược toàn lòng trắng. Rốt cục đã bị chạm đến giới hạn cùng cực của vết nhơ quá khứ. Cụ lăn vật ra đất, thổ một đống máu to tướng. Giống như “chiếc lá cuối cùng” của Ô Henry, chiếc răng duy nhất còn sót lại cũng theo đó mà phụt với dòng máu tươi, đỏ ối.

Cụ thin thít nhõn tuần nằm li bì trên giường, có lúc tưởng đã theo tổ tiên buôn chuối. Ấy vậy mà cơn bạo bệnh đó không vật đổ được cụ.

Một sớm hây hẩy rét, trời đất thâm sì. Cụ gọi con bé ô sin lên dúi cho một món tiền lớn, sau đó cụ cũng bí mật khăn gói về quê hòng tìm chút an yên cuối đời bên cô gái út. Đứa con gái thiện lương mà trong suốt những năm qua đã khiến cụ buồn phiền trăm ngả.

Chiếc xe bon bon, xa dần nơi phố phường tấp nập, nơi khói bụi ồn ào và những thứ nhiễu nhương ô uế. Quá trưa, về đến đình làng, lạ kỳ thay, từ trên xe cụ lại thấy một đám đông tụ vạ các bô lão ngồi ăn dặm tự chỉ huy. Vừa ăn vừa vui trẻ chuyện trò, chừng xem mãn ý. Họ đa số quen mặt, những tay sừng sỏ trên thành về quê cáo lão.

Cụ ngẩn ngơ chiêm nghiệm, rốt cục ngộ được ra một chân lý kỳ vĩ.

“Thì ra con người ta đều giống như nhau, đều trải qua ba thời kỳ quan trọng trong việc ăn uống. Ăn dặm, ăn tạp và cuối cùng lại trở về ăn dặm. Sau tất cả, con người đều trở về với cái thủa ban sơ. Xong ăn gì thì ăn, ăn để trở thành con người tử tế không phải ai cũng làm được, nhất là đối với những người từng một thời danh thế như cụ.

Nam Ucit

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ